Nói tới các món bánh quê dân dã, chúng ta không thể quên món bánh da lợn dẻo dẻo dai dai thơm thơm vị đậu xanh lá dứa. Cách làm bánh da lợn thì lại rất dễ, cùng Thật Là Ngon thực hiện nhé!
Bánh da lợn là món bánh vô cùng quen thuộc của những người dân Nam Bộ. Chỉ với những nguyên liệu hết sức gần gũi, như đậu xanh, nước cốt dừa và các loại bột thế mà ông bà ta lại có thể tạo ra một món bánh ngon đến như vậy.
Bánh ăn dai dai, mềm mềm. Bánh ngọt ngào thơm phức mùi lá dứa, hòa cùng lớp đậu xanh bùi béo ăn hoài cũng không thấy ngán. Không phải là cao lương mỹ vị nhưng thật lòng mà nói, bánh da lợn vẫn nhận được tình yêu của chúng ta cho đến tận bây giờ.
Nếu một hôm nào bạn cảm thấy thèm ăn món bánh dân dã này, thì đừng ngần ngại mà vào bếp để làm nhé. Bạn sẽ thấy cách làm món bánh này đơn giản bất ngờ đó. Cùng xem nhé!
Bánh da lợn là món ăn vặt dân giã vô cùng quen thuộc ở vùng Nam Bộ, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Cùng học cách làm bánh da lợn với công thức đơn giản sau đây để đãi khách nhé.
Công thức làm bánh da lợn đậu xanh lá dứa nước cốt dừa
Nguyên liệu
Cách làm bánh da lợn kiểu truyền thống của Việt Nam có màu xanh tươi tắn từ nước ép lá dứa, thêm vị béo ngọt nước cốt dừa thơm nồng, tạo nên một món bánh dễ ăn, không gây ngán. Bánh thường được chế biến từ bột năng trộn bột gạo nên giữ được độ dẻo dai rất đặc trưng. Để tự làm món bánh này tại nhà, trước hết, bạn hãy chuẩn bị các nguyên liệu mà alittleitalian gợi ý sau đây:
- 550 gram bột năng
- 550 gram đường cát trắng
- 1,2 lít nước cốt dừa (lon hoặc tự vắt bằng cơm dừa nạo sợi)
- 200 gram đậu xanh không vỏ
- 50 gram bột gạo
- 400 ml nước cốt lá dứa
- 4 gram muối ăn
- 4 tuýp chiết xuất hương vanilla
- Dầu ăn (để quét khuôn chống dính)
- Dụng cụ làm bánh: máy xay sinh tố, khuôn bánh, nồi, tô, muỗng, nồi hấp,…
Bước chuẩn bị nước cốt dừa, lá dứa, đậu xanh, bột làm bánh da lợn.
Cách trộn bột năng, bột gạo làm bánh da lợn dai mềm
- Bạn kết hợp đường cát với nước cốt dừa, muối ăn, bột gạo, cùng bột năng trong một cái tô lớn và sạch. Sau đó, thêm chiết xuất vani vào trộn cùng.
- Rây hỗn hợp bột trên để loại bỏ lợn cợn, thu phần bột mịn màng nhất.
- Bước trộn bột năng, bột gạo với nước dừa làm bánh da lợn.
- Chia phần bột mịn vừa rây thành 3 phần đều nhau, để riêng.

Cách làm nhân đậu xanh bánh da lợn
- Đem đậu xanh vo nước lạnh cho sạch, rồi ngâm ít nhất 3 giờ.
- Vớt đậu xanh ra, cho vào nồi lớn.
- Đổ nước sạch vào nồi đậu xanh, vừa đủ để ngập xâm xấp đậu, thêm ít muối khuấy đều.
- Bật bếp ninh đậu cho mềm nhừ, rồi vớt ra, cho vào máy sinh tố, đánh tốc độ cao cho nhuyễn.
- Bước hấp chín, ninh nhừ đậu xanh rồi đem xay nhuyễn.
- Lấy 1/3 bột làm bánh da lợn đã trộn ở bước trên kết hợp với phần nhân đậu xanh vừa xay, khuấy đều.
- Bước trộn 1/3 bột với đậu xanh làm phần nhân.
- Riêng với phần bột còn lại thì bạn hòa với nước ép lá dứa để tạo màu xanh lá.

Các bước làm bánh da lợn bột gạo nhân đậu xanh, vị nước cốt dừa, lá dứa hấp
- Quét một lớp dầu ăn chống dính vào đáy và xung quanh mặt trong khuôn bánh.
- Đầu tiên, đổ 350 ml hỗn hợp bột trộn nhân đậu xanh vào khuôn, dàn đều. Sau đó, cho khuôn bánh vào nồi hấp 25 phút.
- Kế đến, đổ tiếp 350 ml hỗn hợp bột trộn nước lá dứa lên trên, dàn đều, tiếp tục hấp thêm 15 phút.
- Thực hiện tương tự, lần lượt đổ xếp lớp đậu xanh, lá dứa xen kẽ nhau và hấp đến khi hết nguyên liệu. Với lớp cuối cùng, bạn cũng hấp khoảng 15 – 20 phút thì lấy ra.
- Lót một tấm lá chuối lên mặt phẳng sạch.
- Các bước đổ từng lớp bột bánh da lợn vào khuôn và hấp chín.
- Dùng dao rọc một đường giữa bánh và mép khuôn, rồi trở ngược khuôn để bánh rơi lên lá chuối. Giờ thì chỉ cần cắt bánh thành các miếng nhỏ là có thể thưởng thức được ngay rồi đó!

Yêu cầu thành phẩm đối với món bánh da lợn truyền thống
Từng lớp bánh da lợn hấp phải có độ dẻo dai, thơm ngon. Hương vị là sự quyện hòa giữa vị béo nước cốt dừa, hương thơm và sắc xanh tươi tắn của nước ép lá dứa, cùng phần nhân đậu xanh ngọt dịu, bùi bùi. Chính những yếu tố này làm nên một món bánh ngon đậm chất ẩm thực Việt Nam.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách làm bánh mặn từ bột nếp dễ dàng tại nhà

Cách làm bánh da lợn khoai môn
Nguyên liệu làm Bánh da lợn nhân khoai môn lá dứa
- Khoai môn 300 gr(hấp chín)
- Bột năng 400 gr
- Bột gạo 45 gr
- Bột nếp 45 gr
- Đường 400 gr
- Nước cốt dừa 700 ml
- Nước lá dứa 200 ml
- Nước lạnh 150 ml
- Muối 1 muỗng cà phê

Cách sơ chế khoai môn
- Bạn đùng dao gọt sạch lớp vỏ ngoài của khoai môn. Sau đó, cắt khoai thành các khúc nhỏ.
- Rửa sạch khoai môn với nước lạnh, xả nhiều lần, rồi để ráo.
- Cho khoai môn vào khay, đặt vào nồi hấp 20 – 25 phút cho chín. Kế đến, cho khoai vào máy sinh tố, cùng 1 chén nước lọc xay nhuyễn mịn.

Cách trộn bột làm bánh da lợn khoai môn
Phần bột khoai môn:
- Cho vào tô lớn 400ml nước cốt dừa, 200gr đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 150ml nước lạnh, 200gr bột năng, 25gr bột gạo, 25gr bột nếp, khoai môn tán nhuyễn.
- Khuấy đều hỗn hợp, sau đó lọc qua rây cho mịn mượt.
Phần bột lá dứa:
- Cho vào tô mới, 300ml nước cốt dừa, 200gr đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 200ml nước lá dứa, 200gr bột năng, 20gr bột gạo, 20gr bột nếp.
- Khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện rồi lọc qua rây cho mịn mượt.

Cách hấp bánh da lợn nhân khoai môn.
- Nấu sôi nước trong xửng hấp rồi đặt khuôn bánh đã quét dầu ăn vào.
- Đầu tiên, bạn đổ một lớp bột màu xanh và hấp trong vòng 4 phút.
- Sau 4 phút, đổ vào 1 lớp bột màu trắng và hấp tiếp 4 phút. Làm lần lượt đến khi hết số bột còn lại.
Thành phẩm bánh da lợn nhân khoai môn

Hướng dẫn cách làm bánh da lợn bằng khoai lang tím
Nguyên liệu bánh da lợn bằng khoai lang tím
- 400 ml nước cốt dừa tươi
- 400 ml nước lọc
- 150 gram sữa bột (tùy chọn)
- 250 gram bột năng
- 130 gram khoai lang tím gọt vỏ, luộc/ hấp chín (Xem cách luộc khoai lang ngon mà không bị sượng)
- 150 gram đường phèn
- Khuôn hấp bánh (đã quét dầu ăn chống dính)

Cách làm bánh da lợn sữa bột từ khoai lang tím
- Bắc nồi sạch lên bếp, đổ nước lọc và đường phèn vào, nấu cho sôi.
- Đợi nước đường bớt nóng, bạn đổ vào máy sinh tố cùng với khoai lang tím đã luộc rồi xay nhuyễn mịn (hoặc dùng muỗng tán nhuyễn).

- Hòa tan sữa bột với nước cốt dừa trong một cái tô sạch, để qua một bên.
- Chia bột năng làm 2 phần. Lấy 1 phần bột năng cho vào tô sữa bột nước cốt dừa, khuấy đều để bột không vón cục. Với phần bột năng còn lại, bạn đổ vào hỗn hợp khoai lang tím, trộn đều.
Tô bột sữa và bột khoai lang tím vừa trộn để riêng.
- Lấy khuôn bánh ra, đổ 1 lớp bột sữa vào đáy khuôn, rồi cho vào nồi hấp 15 phút. Kế đến, đổ tiếp lớp bột khoai lang tím lên trên, hấp thêm 15 phút. Lần lượt đổ từng lớp bột vào khuôn và hấp chín cho đến khi hết nguyên liệu.

- Sau khi hấp lớp bột bánh cuối cùng 15 phút thì bạn tách bánh ra khỏi khuôn, cắt miếng nhỏ và thưởng thức.
Thành phẩm
Bánh da lợn dẻo mềm, dai dai thơm nức mũi và có vị ngọt đặc trưng của khoai lang tím, vị beo béo từ nước cốt dừa, cực kỳ thơm ngon.
Hướng dẫn làm bánh da lợn gấc với hạt sen tươi
Nguyên liệu bánh da lợn gấc với hạt sen tươi
Phần bột gấc:
– 200g bột năng
– 100g đường cát trắng
– 200ml nước cốt dừa
– 150ml nước
– 7-10 hạt gấc
Phần nhân hạt sen:
– 200g hạt sen tươi
– 60g bột năng
– 200ml nước cốt dừa
– 150ml nước
– 100g đường
– Một chút bột nghệ/hoặc màu thực phẩm màu vàng (không có cũng không sao)
Cách làm bánh da lợn màu đỏ gấc và hạt sen tươi
- Làm lớp bột bánh màu đỏ gấc: Trong một tô sạch, bạn trộn đều 200 gram bột năng với 1/2 lượng nước cốt dừa, 1/2 lượng đường cùng 150 ml nước lọc. Sau đó, thêm hạt gấc tươi vào tô bột, dùng muỗng quấy đều. Ngâm gấc khoảng 10 phút cho ra màu, rồi lược hỗn hợp qua rây để bỏ xác gấc và phần bột lợn cợn.

- Làm lớp bột bánh hạt sen: Rửa sạch hạt sen tươi, rồi cho vào nồi nước sôi luộc chín. Sau đó, vớt hạt sen ra, đợi nguội thì cho vào máy sinh tố, xay thật nhuyễn. Trộn hạt sen xay với phần đường, nước cốt dừa và bột năng còn lại. Thêm ột nghệ vào khuấy cùng hỗn hợp bột, lược qua rây rồi để qua một bên.

- Bạn đổ một lớp mỏng hỗn hợp bột gấc vào khuôn bánh, dàn đều, cho vào nồi hấp 15 phút. Sau đó, đổ một lớp hỗn hợp bột hạt sen lên trên, dàn đều, hấp thêm 15 phút nữa. Lần lượt đổ các lớp bột bánh như vậy vào khuôn và hấp đến khi hết nguyên liệu là được.

- Bánh chín hoàn toàn thì tách ra khỏi khuôn, cắt miếng nhỏ vừa ăn và thưởng thức.
Thành phẩm

Một số lưu ý:
– Khi đổ bột hấp, bạn cần nhớ lớp đầu tiên và cuối cùng đều là bột gấc
– Để các lớp bột đều nhau, bạn nên đong bột bằng thìa/muỗng, mỗi lần đong từ 1-2 thìa tùy độ dày mỏng nhưng số thìa bột ở các lớp phải giống nhau thì các lớp sẽ đều đặn đẹp mắt.
– Khi hấp, nên mở và nghiêng vung thường xuyên để nước không nhỏ lên mặt bánh
– Khi ăn, bạn nên cắt bánh bằng kéo thay vì dao nhé
Chúc các bạn thành công!
Cách làm bánh da lợn bí ngô
Nguyên liệu làm bánh da lợn bí ngô
- Nguyên liệu làm lớp bánh bí ngô cam: 1,5 chén bột năng, 1/4 chén bột gạo, 3/4 chén đường trắng, 2 chén nước lọc, 3 muỗng canh bí ngô hấp chín xay nhuyễn, 1/4 muỗng canh dầu thực vật.
- Nguyên liệu làm lớp vàng đậu xanh: 1/2 chén hạt đậu xanh tách vỏ, 1/8 thìa cà phê muối ăn, 1 3/4 cốc nước lọc, 3/4 chén bột năng, 2 muỗng canh bột gạo, 3/4 chén đường trắng, 100 ml nước cốt dừa, 2 giọt màu thực phẩm vàng (không bắt buộc).

Hướng dẫn làm bánh da lợn bí đỏ
- Làm lớp bột vàng: Ngâm đậu xanh qua đêm cho mềm, rồi cho vào nồi nước ngập xâm xấp luộc chín. Sau đó, xay nhuyễn đậu xanh, rồi trộn với các thành phần còn lại. Lược hỗn hợp qua rây cho mịn, để qua một bên.
- Làm lớp bột cam bí ngô: Trộn tất cả nguyên liệu trong một cái tô sạch cho hòa quyện. Kế đến, lược hỗn hợp qua rây cho mịn.
- Tương tự các công thức đã hướng dẫn ở trên, bạn lần lượt đổ từng lớp bột vào khuôn (đã quét dầu ăn chống dính) và hấp. Thời gian tiêu chuẩn cho từng lớp bánh như sau: lớp bí ngô thứ nhất 3 phút, lớp thứ 2 đậu xanh 3 phút, lớp bí ngô thứ 3 hấp 5 phút, đến lớp thứ 4 đậu xanh hấp 7 phút, lớp cuối cùng hấp 8 phút là xong.
- Tách bánh hấp chín ra khỏi khuôn và thưởng thức.

Cách làm bánh da lợn cà phê
Nguyên liệu làm bánh da lợn cà phê
- 200 gram bột năng
- 50 gram bột cà phê đen hòa tan
- 50 gram bột gạo
- 200 gram đường cát (điều chỉnh theo khẩu vị)
- 300 ml nước cốt dừa
- Nửa thìa cà phê muối ăn
- Dầu ăn (hoặc dùng dầu dừa, dầu thực vật càng tốt)
- Chảo làm bánh (loại dùng để hấp, chịu được nhiệt)
Hướng dẫn cách làm bánh da lợn vị cà phê
- Trong một cái tô lớn, bạn kết hợp đường, muối và nước cốt dừa với nhau.
- Từ từ rây bột năng với bột gạo vào tô nước cốt dừa, khuấy đều tay. Chia hỗn hợp bột này làm 2 phần. Lấy 1 phần bột trộn với cà phê hòa tan, lược rây cho mịn rồi để qua một bên.

- Phết một lớp dầu mỏng chống dính dưới đáy chảo hấp.
- Đổ một lớp bột bánh cà phê vào chảo, dàn đều, rồi cho vào nồi hấp, đậy nắp, nấu 5 phút. Kế đến, đổ tiếp lên trên một lớp bột bánh nước cốt dừa, dàn đều, hấp 5 phút. Thực hiện lần lượt như vậy và hấp mỗi lớp bánh khoảng 5 phút cho đến khi hết nguyên liệu.

- Tách bánh ra khỏi khuôn, cắt miếng nhỏ vừa ăn để thưởng thức.

Cách làm bánh da lợn khoai mì 9 lớp kiểu Malaysia (Gao Teng Kueh – Steamed Kue Lapis)
Nguyên liệu làm bánh da lợn khoai mì 9 lớp
“Kue” hoặc “Kuih” là một thuật ngữ Malaysia, dùng để chỉ các mặt hàng bao gồm bánh ngọt, bánh quy, bánh bao, bánh pudding,…bằng tiếng Anh. Còn “Lapis” có nghĩa là “nhiều lớp”. Đây là món bánh nhiều lớp được làm từ bột năng hấp chín giống bánh da lợn của Việt Nam. Để thực hiện món bánh Kue Lapis độc đáo này, bạn chuẩn bị nguyên liệu:
- 300 ml nước cốt dừa
- 150 gram đường cát
- Nửa thìa cà phê chiết xuất vanilla
- 250 ml nước đun sôi
- 200 gram bột khoai mì
- 20 gram bột gạo
- 2 – 3 giọt màu thực phẩm đỏ, xanh lá cây
- Chảo hấp kích cỡ 20 – 22 cm
- Lò/ nồi hấp

Cách làm bánh da lợn khoai mì 9 lớp hấp kiểu Malaysia
- Trộn nước cốt dừa, đường, vani trong một cái tô sạch, khuấy đều.
- Từ từ đổ nước đun sôi vào tô nước cốt dừa, khuấy đều cho đến khi đường tan hoàn toàn.
- Thêm bột khoai mì, bột gạo vào quấy chung với tô nước cốt dừa cho hòa quyện. Lược hỗn hợp bột qua rây cho mịn.
- Chia hỗn hợp bột thành 3 phần bằng nhau. Trong đó, đổ màu thực phẩm đỏ vào một tô bột trộn đều. Tương tự, đổ màu thực phẩm xanh lá cây vào một tô bột, quấy đều.

- Quét dầu ăn vào đáy chảo để chống dính, rồi lót một tấm giấy nến lên trên. Cho chảo vào nồi hấp 5 phút để làm nóng.
- Đến đây, bạn có thể tùy chọn lấy hỗn hợp màu sắc yêu thích tráng một lớp mỏng vào chảo, đậy nắp nồi hấp 5 phút. Tiếp tục, lần lượt đổ các lớp bột màu khác xen kẽ lên trên, hấp 4 – 5 phút với mỗi lớp bột như vậy cho đến khi đủ 9 lớp bánh màu như hình.

- Bánh chín, đợi nguội hoàn toàn thì tách ra khỏi khuôn, cắt miếng nhỏ vừa ăn.
Hướng dẫn cách làm bánh da lợn hoa đậu biếc
Nguyên liệu bánh da lợn hoa đậu biếc
- 500 gram bột năng
- 180 gram bột gạo
- 400 gram đường bột
- 750 ml nước lọc
- 4 nhánh lá dứa
- 750 ml nước cốt dừa
- Một nhúm muối ăn
- 1 muỗng canh nước cốt hoa đậu biếc (bạn ngâm hoa đậu biếc tươi 15 phút trong 3 muỗng canh nước đun sôi rồi lược rây lấy nước cốt)
- Một chảo bánh vuông hoặc tròn kích cỡ 20 cm, nồi hấp, nồi nhỏ.

Cách làm bánh da lợn màu xanh hoa đậu biếc
- Trong nồi, bạn kết hợp đường, nước lọc và lá dứa với nhau. Bắc chảo lên bếp, nấu sôi rồi tắt bếp. Lược hỗn hợp qua rây để thu nước đường lá dứa.
- Trong một cái tô lớn, bạn trộn bột năng, bột gạo với nước cốt dừa, nước đường lá dứa trên với nhau cho mịn.
- Tách 1 lít bột trên vào một cái tô khác, đổ nước hoa đậu biếc vào trộn đều.

- Làm nóng nồi và chảo hấp.
- Đổ 200 ml hỗn hợp bột hoa đậu biếc vào chảo đã lót lớp chống dính, rồi đưa vào nồi hấp 8 phút. Kế đến, thêm 200 ml bột trắng nước cốt dừa vào khuôn, hấp thêm 8 phút. Lặp lại quá trình như trên, xen kẽ giữa lớp bột xanh và trắng, hấp chín đến lớp cuối cùng là được.
- Đợi bánh nguội, tách ra dĩa và cắt miếng vừa ăn.

Cách làm bánh da lợn cuộn từ bột nếp
Nguyên liệu làm bánh da lợn cuộn từ bột nếp
- 150 gram bột nếp
- 40 gram bột mì thường
- 15 gram bột năng
- 125 gram đường cát
- 200 gram nước ép lá dứa
- 1/4 thìa cà phê màu thực phẩm hồng + 2 muỗng canh nước lọc
- Nguyên liệu thêm: 30 gram bột nếp
- Chảo bánh cỡ 22 cm (đã phết dầu ăn chống dính)

Hướng dẫn cách làm bánh da lợn cuộn bằng bột nếp
- Rây các loại bột vào một cái tô sạch, thêm đường vào trộn cùng.
- Đổ nước ép lá dứa vào tô bột, quấy đều tay để tạo thành hỗn hợp bột đặc mịn.
- Đổ bột vào chảo bánh, dàn đều, cho vào nồi hấp 15 phút.
- Lấy bánh ra, phủ màu hồng thực phẩm đều lên 1 mặt bánh, rồi bắt đầu cuộn bánh lại thành hình trụ.
- Phủ lớp bột nếp lên mặt phẳng sạch, tách bánh ra khỏi khuôn, đặt lên mặt phẳng. Phủ tiếp một lớp bột nếp còn lại lên trên bánh.
- Cắt bánh thành các khúc nhỏ vừa ăn và có thể thưởng thức ngay.

Vài nét về món bánh da lợn
Bánh da lợn có nguồn gốc từ đâu?
Bánh da lợn là món bánh gắn liền với tuổi thơ của hầu hết người Việt Nam. Tuy thế, không phải ai cũng biết rõ món bánh này có nguồn gốc từ đâu. Nếu từng đi du lịch đến một số nước châu Á như Trung Quốc, Malaysia,…bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều biến thể của món bánh này với hình dạng, màu sắc khác nhau. Theo từ điển trực tuyến Wikipedia, bánh có nguồn gốc từ Indonesia. Theo thời gian, món ăn trở nên phổ biến ở các nước láng giềng như Singapore và Brunei.
Có thể bạn nghĩ đây là món bánh của Việt Nam. Nhưng không, bánh bắt nguồn từ đất nước Indonesia với cái tên Kue lapis. Sau đó phổ biến ở các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Món bánh da lợn mà nhiều người yêu thích này có cách làm chỉ đơn giản vậy thôi. Món bánh này ngày nay vẫn còn bán nhưng không còn nhiều như ngày trước nữa. Bạn hãy tự tay làm để cảm nhận hết được sự thơm ngon và tự hào về một món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn này nhé!