Cách Tính Lượng Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh như thế nào đúng và đủ? Một trong những thắc mắc lo lắng của nhiều mẹ bỉm, là đề tài bàn luận sôi nổi trên cộng đồng mạng chưa bao giờ dừng lại.
Bởi sinh đẻ luôn diễn ra hàng ngày, với các mẹ bỉm lần đầu sẽ không có kinh nghiệm. Nhiều chị em đã sinh 1,2 bé nhưng thời gian cách nhau khá lâu, nên kiến thức về nuôi dạy con vẫn còn mập mờ không rõ ràng.
Như chúng ta vốn biết, sữa là thức ăn duy nhất không thể thiếu của trẻ sơ sinh. Sữa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nguồn năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng cơ địa, theo ngày tuổi hay cân nặng mà lượng sữa cần cho mỗi bé là khác nhau.
Việc đáp ứng một lượng sữa vừa đủ sẽ góp một phần rất lớn đến hiệu quả của sữa cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên với các mẹ vừa sinh không có kinh nghiệm thường lo lắng không biết lượng sữa cho trẻ sơ sinh như thế nào là đủ.
Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ gửi đến các mẹ cách sử đúng lượng sữa phù hợp cho con cũng như một số lưu ý trong quá trình cho con ăn mà nhiều người vẫn thường mắc phải.

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần được bú đủ lượng sữa mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên làm thế nào để đảm bảo trẻ bú đủ lượng sữa mỗi ngày là điều mà các mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu về công thức tính lượng sữa đủ cho trẻ uống mỗi ngày theo cân nặng.
Vì sao trẻ sơ sinh cần uống đủ lượng sữa mỗi ngày?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn sơ sinh.
Tuy nhiên, lượng sữa cho trẻ uống mỗi ngày cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, lượng sữa quá nhiều làm cho trẻ dễ gặp phải tình trạng thừa cân, béo phì, các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng… Ngược lại, lượng sữa quá ít sẽ làm cho trẻ chậm tăng cân, tình trạng nếu kéo dài sẽ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng thấp còi.
Thể trạng yếu làm cho trẻ dễ bị ốm và mắc bệnh lý do các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Bên cạnh đó, lượng sữa mỗi ngày cho trẻ quá ít cũng là nguyên nhân làm chậm quá trình phát triển về trí tuệ của trẻ, khả năng nhận thức và học hỏi bị suy giảm nghiêm trọng, kỹ năng vận động phát triển chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Vì vậy, lượng sữa cho bé sơ sinh uống mỗi ngày cần đầy đủ và đúng lượng để đảm bảo sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ.
Cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh ăn theo ngày
Theo các chuyên gia, lượng sữa cần cho trẻ có sự khác nhau giữa trẻ bú mẹ và trẻ uống sữa công thức. Cụ thể:
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh ăn trong 1 ngày đối với sữa mẹ
Lúc vừa mới chào đời, dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, chỉ bằng một quả nho. Mặc dù vậy, đây là thời điểm mà việc bổ sung các chất dinh dưỡng rất quan trọng, quyết định sự phát triển và sức đề kháng của trẻ.
Nghiên cứu cho thấy chưa có một công cụ nào có thể thực sự đo được chính xác lượng sữa mà trẻ sơ sinh cần trong một ngày. Tuy nhiên, các mẹ cũng có thể tham khảo lượng sữa tương đối sau đây để có thêm kiến thức nuôi con nhé.
Ngày đầu tiên ra đời, dạ dày quá bé nên con chỉ có thể tiếp nhận được khoảng 7ml sữa cho mỗi cữ bú và một ngày bú khoảng 8-12 lần mỗi lần cách nhau 2-3 tiếng.
Kích thước dạ dày sẽ tăng dần từng ngày theo sự phát triển của trẻ nên đến ngày thứ 2, trẻ cần đến 14ml sữa cho một lần bú nhưng số cữ bú vẫn giữ nguyên không đổi.
Sang đến ngày thứ 3, lượng sữa lại đều đặn tăng lên dao động trong khoảng từ 22-27ml cho 1 lần bú và vẫn bú 8-12 cữ 1 ngày.
Tiếp tục đến ngày thứ tư, lượng sữa cần thiết để cung cấp cho con là 35ml, số cữ bú vẫn như cũ. Trong những ngày tiếp theo, lượng sữa vẫn giữ sự ổn định như vậy và đến ngày thứ 7 có thể tăng lên đến 40ml.
Tất nhiên đây chỉ là thông tin tham khảo mang tính chất tương đối, các mẹ có thể căn cứ vào trường hợp bé quấy khóc đòi bú hay nhè sữa để điều chỉnh lượng sữa cho thích hợp.

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh ăn trong 1 ngày đối với sữa công thức
Trong điều kiện không cho phép, các mẹ không có đủ sữa để cung cấp cho con hoặc do yếu tố công việc thì sữa công thức là một bản sao mô phỏng thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ, cung cấp đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng để nuôi con tốt nhất. Vậy lượng sữa công thức cho trẻ sơ sinh như thế nào là vừa đủ? Các mẹ có thể dựa vào cách tính sau đây để pha chế lượng sữa phù hợp cho con nhé.
Như đã trình bày, khi vừa chào đời, dạ dày của bé còn nhỏ và yếu, nên lượng sữa đưa vào cũng phải hết sức cân đo đong đếm.
Ngày thứ nhất sau khi sinh, bé cần khoảng 60-70ml/1kg cân nặng. Cụ thể, nếu bé cân nặng 3kg thì lượng sữa cần cho bé sẽ bằng 60-70*3=180-210ml sữa. Trong 1 ngày, bé được tiếp sữa khoảng 8-12 lần, vị chi mỗi lần sẽ cung cấp cho bé khoảng 17,5-22,5ml sữa.
Vì sữa công thức có hàm lượng dưỡng chất lớn nên thời gian tiêu hóa sẽ chậm hơn. Do đó, khoảng cách mỗi lần bú sẽ từ 2,5h đến 3h. Các mẹ có thể tăng thêm 10ml/1kg cân nặng cho mỗi ngày tiếp theo nếu con có khả năng dung nạp tốt.

Cách tính lượng sữa cho trẻ ăn theo tháng tuổi
Hướng dẫn tính lượng sữa cần dùng đối với bé bú sữa mẹ
Bắt đầu từ tuần thứ hai trở đi, cơ thể của bé đã dần thích nghi với mọi thứ xung quanh. Kích thước dạ dày của bé cũng tăng lên và lượng sữa theo đó cũng thay đổi. Từ ngày thứ 7 đến 1 tháng tuổi, lượng sữa cần cho bé dao động từ 40-60ml/1 lần bú, mỗi ngày bú 6-8 cữ.
Trong khoảng thời gian từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 2, lượng sữa tăng lên đến 60-90ml/1 lần bú và số cữ bú là 5-7 cữ. Sang tháng thứ 3, mẹ nên thiết lập cho trẻ một thời gian biểu cố định để hình thành thói quen ăn ngủ khoa học cho bé. Mẹ cần cho bé biết nên ngủ nhiều vào ban đêm và chơi nhiều hơn vào ban ngày. Lượng sữa trong giai đoạn này khoảng 60-120ml/1 cữ bú và bú 5-6 cữ một ngày.
Từ tháng 3 đến tháng 6, trẻ đã trở nên hiếu động và tinh nghịch hơn. Do đó, trẻ cũng cần một lượng sữa nhiều hơn để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể trong khi số cữ bú vẫn giữ nguyên.
Đối với bé 4-5 tháng tuổi, cần bú 90-120ml/1 cữ. Con số này đối với bé 6 tháng tuổi là 120-180ml sữa cho một lần bú. Đây cũng là giai đoạn thích hợp để cho bé tập ăn dặm. Tuy nhiên, ăn dặm vẫn chỉ là bữa ăn phụ, các mẹ vẫn phải đảm bảo lượng sữa mỗi ngày để bổ sung cho bé, tăng cường sức khỏe và cung cấp năng lượng hiệu quả nhất.

Cách tính lượng sữa cho bé theo tháng tuổi đơn giản nhất
Bước sang cột mốc từ 7 tháng – 12 tháng tuổi cũng là giai đoạn mà trẻ có sự phát triển vượt trội về cả thể chất lẫn trí tuệ. Điều đó đồng nghĩa với việc lượng sữa của mẹ không còn đủ khả năng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con, chính vì thế, mẹ nên kết hợp việc ăn dặm nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác nhau với lượng sữa được khuyến cáo như sau để hỗ trợ con được tốt nhất.
Bé được 7 tháng tuổi cần 180-220ml sữa cho mỗi lần bú và bú tốt 3-4 cữ một ngày. Thêm 1 tháng tuổi nữa, lượng sữa của bé tăng lên 220-240ml và cần bú 4 lần một ngày. Tiếp theo trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12, lượng sữa được giữ ổn định 240ml/1 lần cho 4 cữ bú.
Việc duy trì lượng sữa này giúp các mẹ giữ được sự cân bằng giữa ăn dặm và uống sữa, đảm bảo cung cấp vừa đủ hàm lượng dưỡng chất cho con, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của con.
Hướng dẫn tính lượng sữa theo tháng tuổi đối bé dùng sữa công thức
Nhu cầu dùng sữa tăng lên nên từ trong giai đoạn 1-2 tháng tuổi, lượng sữa cần cho bé là 90-120ml/1 lần và một ngày đều đặn 4-5 cữ cách nhau.
Từ 2 đến 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn 5 lần 1 ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng để bé có thể kịp tiêu hóa 120-180ml sữa cho mỗi lần ăn. Các mẹ có thể kết hợp cho bé ăn dặm, nhưng lượng sữa vẫn giữ nguyên.
Khoảng thời gian từ 6-12 tháng tuổi, tuy bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm nhưng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính đáp ứng nhu cầu cung cấp năng lượng, phát triển toàn diện về trí tuệ lẫn thể chất cho bé. Lượng sữa tăng lên khoảng 180-240ml/1 lần và một ngày khoảng 3-4 cữ.

Dấu hiệu mẹ cần biết khi nào cho con bú
Thời điểm tiếp sữa thích hợp cho con cũng góp phần nâng cao hiệu suất tiêu thụ sữa của bé. Khi đói, các con sẽ bằng một cách nào đó mà cung cấp cho mẹ những tín hiệu để mách bảo. Do vậy, các dấu hiệu sau sẽ giúp các mẹ nhận biết và cho con bú một cách kịp thời.
Dấu hiệu sớm nhất nhận biết đến lúc cho bé ăn
- Bé liếm môi là dấu hiệu đầu tiên thể hiện việc con đang đói bụng.
- Bé mút ngón tay, bàn tay, môi, quần áo hoặc đồ chơi.
- Bé há miệng và đóng miệng thường xuyên.
- Bé thè lưỡi.
- Bé quay đầu từ bên này sang bên khác như thể đang tìm kiếm thứ gì đó. Đây là hành động được coi là phản xạ cơ bản để tìm kiếm bầu sữa mẹ.
Hành động thể hiện bé đang đói
- Bé cố gắng tìm ngực mẹ, thu hút sự chú ý của mẹ bằng cách kéo quần áo mẹ.
- Bé dúi đầu vào ngực mẹ hoặc người bế.
- Bé di chuyển tay, chân liên tục.
- Bé thở nhanh hoặc quấy khóc.
- Bé tỉnh giấc khi đang ngủ nhưng lại nhanh chóng thiếp đi.
- Bé cựa quậy.
- Bé khó chịu, rên rỉ, lầm bầm.
- Bé nhấn vào ngực hoặc tay mẹ, người bế.
- Nếu bé vừa ăn xong nhưng vẫn tìm ti mẹ thì đây là dấu hiệu của việc bé vẫn còn đói.
- Khi bé lớn hơn bốn tháng, bé sẽ biết mỉm cười trong khi đang bú. Điều đó cũng thể hiện việc bé muốn ăn thêm.

Dấu hiệu bé quá đói
Bé lăn lộn từ bên này sang bên kia. Di chuyển đầu nhiều lần và lặp đi lặp lại.
Khóc là dấu hiệu cuối cùng của việc bị đói nhưng nó cũng là dấu hiệu cho những vấn đề khác ở bé mà bạn cần theo dõi. Tiếng khóc khi đói sẽ thường thấp, ngắn và âm lượng lên xuống khác nhau.
Khi bé khóc mẹ cần bình tĩnh dỗ dành bé trước khi cho bé bú. Vuốt ve bé hoặc cho bé ngậm ti mẹ để bé bớt khóc.
Tuy nhiên, mẹ không nên để bé khóc mới cho bú bởi vì nó sẽ không tốt cho sức khỏe của con, đồng thời gây căng thẳng cho mẹ.
Dấu hiệu bé bú không đủ sữa
Việc bú không đủ sữa sẽ khiến bé chậm phát triển và ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể đôi khi các mẹ cảm thấy bé đã bú đủ nhưng trên thực tế không phải vậy. Các dấu hiệu sau sẽ giúp các mẹ nắm rõ để biết bé đã bú đủ chưa và có cách xử lý kịp thời.
Dựa trên trọng lượng của bé
Sau sinh từ 7 đến 10 ngày, bé sẽ bắt đầu sút cân sinh lý, tuy nhiên, sau đó trọng lượng của bé sẽ tăng dần trở lại. Từ ngày thứ 10-14, bé sẽ đạt được trọng lượng như lúc mới sinh và bắt đầu tăng cân.
Các mẹ hãy lấy số cân nặng bé tăng lên so với lúc sinh chia cho 7, nếu kết quả bằng hoặc thấp hơn 20g là dấu hiệu cho thấy bé bú không đủ, ngoại trừ trường hợp bé bị ốm có thể sút cân một chút là điều bình thường.

Khoảng thời gian bé bú bao nhiêu là tốt
Thời gian cho ăn của mỗi bé, mỗi ngày là khác nhau nhưng trung bình của 1 bé kéo dài khoảng 10-20 phút. Nếu sau 20 phút thậm chí 30 phút con vẫn bú và tìm đến ti mẹ thì có thể kết luận rằng bé không được bú đủ sữa.
Cảm nhận của người mẹ khi cho con bú
Khi sữa về nhiều, ngực của mẹ sẽ căng đầy và muốn cho con bú. Ngược lại, nếu bầu vú mẹ nhỏ, mềm nhẽo, không có cảm giác căng tức thì có thể thấy rằng sữa mẹ không đủ để cung cấp cho bé. Lúc này mẹ không nên để bé tiếp tục ngậm vú vì sẽ dẫn đến khó chịu cho bé.
Số tã ướt, tả bẩn ít
Đây là cách đơn giản nhất để nhận biết việc bé có bú đủ sữa không và đồng thời, đánh giá tình trạng sức khỏe chung của bé.
1-2 ngày sau khi sinh số tã ướt tương ứng là 1-2 tã/1 ngày, phân có màu đen xanh.
2-6 ngày sau khi sinh, số tã ướt tăng lên từ 5-6 tã/1 ngày, phân lỏng và có màu xanh nhạt.
Sau ngày thứ 6, cần thay 6-8 tã/1 ngày, phân lỏng màu vàng thứ 6.
Duy trì liên tục đến tuần thứ 6, lúc này phân mềm màu vàng nâu.
Nếu các mẹ đếm số tã ướt, tả bẩn phải thay trong ngày ít hơn thì rất có thể con đã không được bú đủ sữa. Lúc này cần kiểm tra lại quá trình cho con ăn xem có đúng và đủ như lượng sữa đã được khuyên dùng hay chưa. Nếu chưa thì cần phải thay đổi cho phù hợp chế độ ăn của con.
Tổng kết về lượng sữa cho bé ăn theo ngày và tháng
Việc đáp ứng đủ lượng sữa cho con không những góp phần bổ sung đủ dưỡng chất, hỗ trợ con phát triển vượt trội,ngăn ngừa bệnh tật, tăng trưởng đều đặn mà còn giúp con ngoan hơn. Qua đó giảm bớt sự vất vả và gánh nặng tâm lý cho các bậc cha mẹ.
Trong thực tế đã có không ít các trường hợp mẹ bỉm không nắm rõ được lượng sữa cần thiết cho bé mà cho bé ăn quá no dẫn đến sặc sữa tím tái…nếu không cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
Do đó, các mẹ cần phải tìm hiểu thật kỹ và nên cho con ăn theo đúng lượng sữa được khuyên dùng. Alittleitalian Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các mẹ trong quá trình nuôi và chăm sóc con, giúp con khỏe mạnh hơn.