Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng khi bạn bước vào vòng phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Phỏng vấn xin việc là một bước quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm. Đây là cơ hội để bạn thể hiện khả năng và kỹ năng của mình, nó cũng là cơ hội để bạn tìm hiểu về công ty và vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Tuy nhiên, để thành công trong phỏng vấn, bạn cần có một số kinh nghiệm và kỹ năng quan trọng. Vậy làm sao để khiến nhà tuyển dụng ấn tượng và chú ý đến mình? Hãy cùng pgdxuyenmoc tìm hiểu những tips hay ho để bạn có thêm sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phỏng vấn nhé.
1. Vì sao phải giới thiệu bản thân khi phỏng vấn?
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là việc đầu tiên bạn cần phải làm khi tham gia một buổi phỏng vấn. Theo thông tin khảo sát có đến 30% các nhà tuyển dụng ngầm quyết định ứng viên của mình trong 5 phút đầu tiên. Vì vậy giới thiệu bản thân thật sự rất cần thiết. Vậy bạn cần biết những lí do vì sao cần phải giới thiệu bản thân :
1.1 Tạo ấn tượng
Ấn tượng ban đầu không phải là tất cả nhưng nó là tiền để giúp nhà tuyển dụng chú ý đến bạn. Việc bạn chia sẻ thông tin tổng quát về bản thân sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về mình. Hãy trình bày một cách cụ thể và mạch lạc, bạn sẽ nhận được nhiều thiện cảm hơn.
Tạo ấn tượng khi giới thiệu bản thân
1.2 Gia tăng sự tự tin
Khi tham gia phỏng vấn, một số ứng viên thường mắc tình trạng hồi hộp, lo lắng. 5 phút giới thiệu bản thân đầu tiên nếu bạn trả lời một cách lưu loát, nó sẽ giúp đỡ căng thẳng và tự tin hơn để trình bày những vấn đề tiếp theo.
1.3 Tạo sự khác biệt
Khi giới thiệu bản thân, những ưu điểm, sở trường của mình bạn cần lồng ghép một cách khéo léo để nêu bật khả năng của bản thân. Nó sẽ tạo nên yếu tố đặc biệt hơn so với các ứng viên khác. Giúp nhà tuyển dụng tập trung sự chú ý về phần trình bày của bạn hơn.
2. Cách giới thiệu bản thân hiệu quả
2.1. Giới thiệu tên
Để giới thiệu một cách không bị rập khuôn như tên, tuổi, kinh nghiệm làm việc… giảm sự hứng thú của nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo cách sau đây:
-
Nêu lên 3 yếu tố quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm
-
Nhấn mạnh vào 3 điểm mạnh của bạn trong kinh nghiệm, năng lực tương ứng với 3 yếu tố trên
2.2 Hiểu rõ nhu cầu của nhà tuyển dụng
Không nên giới thiệu một cách rập khuôn, thủ sẵn cho mình một câu trả lời có sẵn trong đầu. Hãy tìm hiểu nhu cầu của nhà tuyển dụng là gì, từ đó trình bày và tiếp thị bản thân dựa theo nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Phân tích lí do nào tuyển mở ra vị trí này là gì, họ cần ứng viên như thế nào, văn hóa công ty ra sao? Từ đó tìm cách để biến bản thân trở nên phù hợp với vị trí đó. Hãy bám sát theo những đề mục tuyển dụng và phát triển câu trả lời của mình từ đó kèm theo các kĩ năng mà bạn đã có. Và nếu ra mục tiêu bạn hướng đến cho vị trí này là gì để nhà tuyển dụng thêm hứng thú.
Hiểu rõ nhu cầu của nhà tuyển dụng
2.3 Chia sẻ ngắn gọn, súc tích
Khi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn một cách quá say sưa. Bạn sẽ dễ trình bày một cách quá lan man, đưa ra những thông tin không cần thiết. Ví dụ như: hoàn cảnh giá đỉnh, tuổi tác, tình trạng mối quan hệ,… Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến những vấn đề liên quan đến vị trí làm họ cần tuyển dụng, những thông tin ngoài lề khác họ sẽ không quan tâm.
Chú ý đến những kỹ năng và kinh nghiệm bạn có, và giải thích cụ thể những công việc bạn đã làm trong quá khứ và những thành quả mà bạn đạt được.
2.4 Thời gian giới thiệu bạn thân
Để giới thiệu bản thân không quá ngắn hoặc quá dài, thời gian 2-3 phút là thời gian vàng để trả lời. Hãy nêu rõ mục đích, lí do mà bạn ứng tuyển vào vị trí này. Nói một cách súc tích, cá nhân hóa theo ý hiểu của bạn để kết nối bạn với yêu cầu của nhà tuyển dụng.
2.5 Tìm hiểu về công ty + phân tích JD
Trước khi tham gia phỏng vấn với bất kì nhà tuyển dụng nào, bạn cần xem qua các thông tin xung quanh của công ty đó. Và các yêu cầu cần có cho vị trí mà bạn ứng tuyển. Nếu bạn không chuẩn bị, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá là bạn chưa chuẩn bị kĩ cho buổi phỏng vấn
Tìm hiểu về công ty + phân tích JD
2.6 Xây dựng màu sắc cá nhân
Không nên quá rập khuôn học theo các câu hỏi có trên mạng, bởi vì như vậy bạn sẽ trở nên giống với các ứng viên khác. Bạn có thể học trên mạng thì những người khác cũng vậy. Hãy thật cố gắng, note ra những thứ mà bạn thật sự chú ý và đó là những cái mà bạn có sẵn thì càng tốt. Điều quan trọng nhất khi phỏng vấn là biểu lộ sự tự tin và lịch sự. Hãy tập trung vào cách nói chuyện của bạn, thái độ, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể để tạo ra ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
2.7 Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết
Hãy mang theo bản sao hồ sơ, giấy tờ liên quan và các văn bản có liên quan khác, đặc biệt là nếu công ty đã yêu cầu trước đó. Nếu có thể hãy chuẩn bị một bản phân tích sơ bộ để chứng tỏ những cơ hội bạn có thể giúp cho công ty phát triển hơn.
3. Nguyên tắc khi giới thiệu bản thân
3.1 Tránh những câu trả lời quá riêng tư
Khi giới thiệu về bản thân bạn không cần quá tập trung trả lời vời những điều không liên quan như cuộc sống cá nhân, sở thích, quan điểm cá nhân… Những vấn đề cá nhân chi tiết này không nằm trong việc tuyển chọn của nahf tuyển dụng nên bạn có thể loại bỏ.
Tránh những câu trả lời quá riêng tư
3.2 Tập trung câu trả lời vào công việc và công ty
Khi giới thiệu bản thân hãy lồng ghép một cách khéo léo các kĩ năng mà bạn có cần thiiết ra sao với công việc mà nhà tuyển dụng đang cần tìm. Tập trung nội dung vào bốn vấn đề chình:
-
Các kiến thức và kĩ năng mà bạn có cho công việc này?
-
Vì sao bạn lại lựa chọn công việc anfy?
-
Bạn có thể thực hiện công việc này ra sao?
-
Vì sao bạn lại quan tâm đến công ty và nhà tuyển dụng này?
3.3 Không lặp lại những điều ghi trong CV
CV là những điều được tóm tắt chi tiết và nổi bật về bạn và công việc, kỹ năng bạn đã làm. Khi đứng trước nhà tuyển dụng bạn nên lên một cách rõ ràng hơn. Nếu lên những điểm thu hút, kĩ năng quan trọng mà bạn có để nahf tuyển dụng muốn được tìm hiểu thêm rõ hơn.
Không lặp lại những điều ghi trong CV
4. Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cần mặc gì?
Khi tham gia một buổi phỏng vấn bạn cần có một sự nghiêm chỉnh nhất định. Nhất là khi chưa biết quá nhiều về văn hóa công ty của nhà tuyển dụng.
Trang phục khi đi phỏng vấn không nên quá thoải mái hay luộm thuộm tránh bị đánh giá là thiếu sự tôn trọng với nhá tuyển dụng. Cùng pgdxuyenmoc điểm qua các loại trang phục nên sử dụng khi đi phỏng vấn:
4.1 Áo sơ mi
Áo sơmi là một sự lựa chọn vô cùng an toàn dành cho bạn. Bởi lẽ sơ mi thường thể hiện cho văn hóa văn phòng với sự lịch sự, chìn chu mà nó mang lại.
Áo sơmi thể hiện sự chỉn chu, lịch sự
Sở hữu ngay áo sơ mi pgdxuyenmoc tại đây: https://yody.vn/ao-so-mi-nam
4.2 Áo Polo
Trong những năm trở lại đây, áo polo được sử dụng phổ biến hơn rất nhiều. Đó là bởi sự hiện đại và năng động những vẫn vô cùng lích sự mà nó mang lại. Hơn nữa áo được tạo nên bởi nhiều chất liệu phù hợp với như cầu của nhiều người.
Áo Polo hiện đại thể hiện sự lịch sự, trẻ trung
Lựa chọn thêm mẫu áo POLO mới tại pgdxuyenmoc
4.3 Quần tây
Để tạo nên một set đồ hoàn chỉnh, chìn chu không thể thiếu những chiếc quần tây.
Quần tây hoàn thiện trang phục đi phỏng vấn của bạn
Các mẫu quần tây mới có tại pgdxuyenmoc
4.4 Giày hoặc dép sandal
Trong một buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng không chỉ nhìn vào kinh nghiệm mà họ còn nhìn vào tác phong làm việc của bạn. Bạn nên hoàn thiện cả vẻ bề ngoài của mình. Không chỉ đầu tóc, quần áo mà bạn cũng cần chú ý đến giày dép. Không nên đi dép lê, dép một quai hay giày dép không đúng tác phong. Nên sử dụng giày tây, giày thể thao học dép sandal để hoàn chỉnh trang phục.
Giày tây hay giày thể thao
Trên đây là những tips giúp bạn hoàn thiện kĩ năng, kinh nghiệm giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn. pgdxuyenmoc hi vọng đây sẽ là thông tin hữu ích có thể giúp bạn và mọi người. Hãy cùng đón chờ những thông tin hữu ích khác mà pgdxuyenmoc sẽ đem tới nhé.