Vải chiffon là một chất vải thường thấy trong ngành may mặc. Chất vải này nghe tên có thể không quen nhưng thực sự nó được ứng dụng trong đời sống rất nhiều. Từ những chiếc sơmi, chân váy cho đến những lớp lót váy hay trong nội thất nhà cửa đều sử dụng chất liệu này. Vậy thật sự vải chiffon là gì? Đặc điểm của nó ra sao mà được ứng dụng nhiều đến vậy? Hãy cùng pgdxuyenmoc khám phá và trả lời qua bài viết sau đây.
1. Vải chiffon là vải gì?
Vải chiffon hay còn gọi là vải voan, vải voan được dệt lên từ những sợi tơ tằm hay những sợi vải tổng hợp khác kết hợp. Chất liệu vải này có cấu trúc lưới mỏng và thoáng khí, tạo ra bề mặt nhẵn và mềm mại, mang lại cảm giác thoải mái khi mặc.
Vải chiffon là vải gì?
Xem thê m một số BST áo sơ mi của pgdxuyenmoc tại đây: https://yody.vn/ao-so-mi-nu
2. Nguồn gốc ra đời của vải chiffon
Vải chiffon được cho là có nguồn gốc từ Trung Đông, đặc biệt là từ vùng Levant (khu vực gồm các quốc gia Syria, Lebanon, Jordan, Israel và Palestine ngày nay) và từ đó được lan truyền sang châu Âu vào thế kỷ 18.
Từ “chiffon” xuất phát từ tiếng Pháp, nghĩa là “vải mỏng” hoặc “vải xốp”.
Nguồn gốc ra đời của vải chiffon
3. Phân loại các loại vải chiffon
3.1 Phân loại theo chất liệu
-
Vải chiffon tự nhiên: đây là loại vải chiffon xuất hiện đầu tiên trên thế giới. Nó được tạo nên từ chất liệu lụa và satin. Chính vì vậy mà nó giữ được độ bóng mượt tự nhiên dành cho sản phẩm.
-
Vải chiffon nhân tạo: Chất liệu này được tạo nên từ sợi tổng hợp mang tên polyester nylon. Chất liệu này khó nhuộm màu hơn so với vải chiffon tự nhiên. Nhưng mẫu mã, điều chỉnh độ mỏng dày của chiffon lại đa dạng hơn nhiều.
.Vải chiffon tự nhiên
3.2 Phân loại theo kết cấu
-
Vải chiffon hoa: Bề mặt vải của chiffon hoa đục khác hoàn toàn với bề mặt vải chiffon truyền thống trong suốt. Nó thường mang trọng lượng nặng nhưng lại độ thoáng khí lại rất tốt, rất phù hợp để sử dụng vào mùa hè.
Vải chiffon hoa
-
Vải chiffon ngọc trai: Sở dĩ gọi là vải chiffon ngọc trai vì nó được phủ một lớp bề mặt bóng. Từ đó tạo nên hiệu ứng sáng bóng giống như bề mặt của hạt ngọc trai.
Vải chiffon ngọc trai
-
Vải chiffon lụa crepe: Loại vải àny có bề mặt nhám và được sử dụng nhiều để tạo độ phồng cho những chiếc chân váy. Khi xoa tay lên bề mặt vải này có tiếng xột xoạt nhẹ của nhựa.
-
Vải chiffon giả lụa: Loại vải này được ví như lụa nhưng không phải lụa. Bề mặt vảI trơn bóng, nhẹ và mềm mượt trượt trên da. Khi khoác lên người nó tạo cho người mặc cảm giác thoải mái như khoác lụa lên người.
Vải chiffon giả lụa
-
Vải chiffon with lurex: Loại vải chiffon này thường vô cùng mềm mại và nhẹ, nó thường được sử dụng để làm khăn quàng cổ, khăn trang trí cho những chiếc tứi xách nhỏ.
Vải chiffon with lurex
-
Vải chiffon double faced: Chaất vải này được làm 100% từ sợi polyester, chính vì vậy nó có độ bền và độ tĩnh điện cao khi mặc vào mùa khô.
Vải chiffon double faced
4. Ưu nhược điểm của vải chiffon
4.1 Ưu điểm của chất vải chiffon
-
Không gây kích ứng da: vải chiffon rất an toàn cho da bởi nó được tạo nên từ các loại sợi tổng hợp và sợi gốc thực vật
-
Chất vải mỏng nhẹ, mềm mại và thoáng khí may trang phục khiến các chị em rất thích thú
-
So với vải lụa hay vải ren thì chất vải chiffon có độ bền hơn hẳn qua thời gian
-
Có nhiều loại vải chiffon để người sử dụng lựa chọn tuỳ theo mục đích và sở thích
Ưu điểm của chất vải chiffon
4.2 Nhược điểm của chất vải chiffon
-
Khi vải bị dính bẩn như dầu mỡ, nước màu thì khó làm sạch vì bề mặt mỏng quá dễ thấm hút
-
Sản phẩm dễ bị phai màu theo thời gian và nếu phải phơi dưới ánh nắng mặt trời
-
Chất vải trơn và lợn cợn nên gây khó khăn trong việc cắt, may những kiểu cách cần sự chi tiết
-
Chất vải mỏng, nhẹ, trong suốt nên dễ bị “lộ hàng”. Nên nếu là sản phẩm may mặc thì cần có thêm một lớp bảo hộ bên trong
Nhược điểm của chất vải chiffon
5. Ứng dụng của vải chiffon vào đời sống
5.1 Đầm, váy cưới
Chiffon thường được sử dụng để tạo ra những chiếc váy hoa, váy cưới bởi độ mềm mại và mỏng nhẹ toát lên sự sang trọng.
Đầm, váy cưới
5.2 Trang phục hàng ngày
Bởi sự bồng bềnh vốn có của chiffon mà chất liệu này thường được sử dụng để may những chiếc áo somi bèo nhún, những chiếc chân váy công chúa tầng tầng lớp lớp
Áo sơ mi vải chiffon
Chân váy lồng vải chiffon
5.3 Phụ kiện thời trang
Ngoài trang phục chính thì vải chiffon còn được biến tấu trở thành các món phụ kiện như khăn quang cổ, ruy băng thắt nơ, thắt lưng hay những bộ đồ ngủ quyến rũ
Phụ kiện thời trang
5.4 Trang trí nội thất
Bên cạnh thời trang may mặc thì vải chiffon còn được áp dụng trong việc trang trí nội thât. Bạn có thể bắt gặp vải chiffon đang làm rèm cửa, khăn trải bàn, hoặc là vỏ bọc ghế,…
Trang trí nội thất
Trang trí nội thất
6. Cách bảo quản vải chiffon
Việc bảo quản vải chiffon rất quan trọng để giữ cho vải không bị ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng.
-
Bạn nên giặt vải chiffon bằng tay hoặc sử dụng chương trình giặt nhẹ
-
Không nên sử dụng nước nóng và không giặt vải cùng với các loại đồ có màu khác
-
Nên sử dụng chất tẩy uống được định lưỡng để giặt vải chiffon
-
Sau khi giặt, nên treo vải chiffon lên để phơi khô trong chỗ mát mẻ và không dịu nắng
Cách bảo quản vải chiffon
7. Những lưu ý khi sử dụng chất liệu vải chiffon
-
Khi may đồ từ vải chiffon, bạn nên sử dụng kim may mỏng và chỉ may có độ bóng cao. Việc này sẽ giúp tránh tàn nhão vải và đồ may
-
Khi giặt vải chiffon, nên sử dụng nước lạnh và nước xả miễn phù hợp.
-
Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh, sát vải quá nhiều hoặc giặt quấn vải quá chặt, vì điều này sẽ làm giảm độ bóng và độ co giãn của vải chiffon
-
Nên phơi vải trong chỗ thoáng đãng, mát mẻ và không trực tiếp phơi dưới ánh nắng mặt trời
-
Việc sấy quấn vải cũng không được khuyến khích vì sẽ dẫn đến độ co giãn của vải giảm
-
Khi bạn sử dụng vải chiffon để may đồ, nên chú ý đến chỗ may vì vải này khá dễ bị lép và tuổi nhanh hơn so với các loại vải khác.
-
Bạn nên sử dụng kẽm giãn vải để giúp cho việc may được dễ dàng và không bị lép
Những lưu ý khi sử dụng chất liệu vải chiffon
Trên đây pgdxuyenmoc đã giới thiệu tới các bạn tất cả những thông tin liên quan đến vải chiffon. Hi vọng với bài viết này bạn đã có một cái nhìn tổng quan hơn về chất liệu này. Cùng chờ đón những thông tin tiếp theo liên quan đến các chất liệu vải nhé.