Vải gấm là một trong những loại vải cao cấp sở hữu giá trị giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Vải gấm mang đến nét cổ hiển, hoài cổ nhưng vẫn vô cùng tinh tế. Riêng về loại vải gấm này nó có một nét cuốn hút đặc biệt mà cho đến ngày nay vẫn rất được các chị em yếu thích và lựa chọn.
Vậy bạn đã biết những gì về loại vải gấm này? Hãy cùng pgdxuyenmoc tìm hiểu những thông tin bổ ích xoay quanh loại vải gấm này nhé.
1. Vải gấm là gì?
Vải gấm thuộc họ của vải của vải lụa tơ tằm, nó được dệt nên từ những sợi vải tơ tằm tự nhiên. Loại vải này được đánh giá là loại vải thượng hạng từ xa xưa cho đến nay cũng không thay đổi giá trị. Vải có kỹ thuật dệt vải thuộc kiểu phức tạp và tinh xảo đến từng chi tiết.
Vải gấm là gì?
Các chi tiết được thêu dệt trên vải gấm thường cầu kì với những hoa văn tinh xảo. Khi chạm lên bề mặt vải thường cho ta cảm giác min, mượt như không. Thường thường trên bề mặt vải gấp thường có độ bóng nhẹ, long lanh tự nhiên mang đến sự khác biệt so với những loại vải khác.
Vải gấm được làm từ sợi tơ tằm tự nhiên hoặc sợi vải bông. Với sợi tơ tằm, chất lượng của vải gấm phụ thuộc vào loại tơ tằm được sử dụng. Vải gấm có độ bóng cao, mịn màng và độ cứng vừa phải. Mặc dù được làm từ sợi tơ tằm, vải gấm cũng có thể được sản xuất từ các loại sợi nhân tạo.
Vải gấm thường được in hoa văn hoặc dệt hoa văn tinh tế và sang trọng. Với in hoa văn, họa tiết được in trực tiếp lên bề mặt vải. Các họa tiết này thường được thiết kế với các hình ảnh rực rỡ và phức tạp, tạo nên vẻ đẹp và sang trọng cho vải gấm.
2. Nguồn gốc ra đời
Loại vải này được ra đời và bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó được lan rộng ra các nước láng giềng như Hàn Quốc, Việt Nam,… và cuối cùng là cả thế giới đều biết đến.
Nguồn gốc ra đời
Vải gấm ngày xưa được tạo nên vô cùng cầu kì với những sợi tơ tằm quý giá. Chính vì vậy mà mà nó thường chỉ được sử dụng cho vua chúa hay những vị quan to. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ vải gấm không chỉ được tạo bởi tơ tằm mà còn những những sợi cotton hay sợi tổng hợp nhằm mang đến những mức giá hợp lí hơn cho người tiêu dùng.
Đọc Thêm:
- Điểm danh 10 mẫu áo sơ mi nữ cách điệu đẹp và trendy nhất
- Phối đồ với quần caro ống rộng chuẩn fashionista
- Cách phối áo khoác mặc với áo dài truyền thống
3. Công đoạn dệt vải gấm
Để tạo nên một miếng vải gấm đẹp cần phải có bàn tay của người thợ dệt hết sức tỉ mỉ. Bởi công đoạn tạo nên miếng vải này vô cùng phức tạp, cầu kì.
Cần sử dụng một loại khung cửi có thiết kế hai tầng. Để khung cửi hoạt động cần có hai người thợ cùng thực hiện phối hợp công đoạn phức tạp này.
Công đoạn dệt vải gấm
4. Đặc điểm nổi bật của chất liệu vải gấm
4.1 Màu sắc
Các loại vải gấm thường mang những nét tinh tế nổi bật mà chỉ có ở loại vải này.
Điều đầu tiên phải kể đến là sự phối hợp màu sắc đa dạng nhịp nhàng. Các chi tiết cùng màu sắc đan xen trên cùng một tấm vải giống như đang vẽ nên một bức tranh khổ rộng độc đáo.
Các chi tiết trên vải gấm thường nổi bật nên bắt sáng đam lại hiệu ứng hút mắt người nhìn. Đặc biệt các chi tiết trên vải gấm luôn sở hữu sự sắc nét, ấn tượng.
Màu sắc
4.2 Hoa văn chi tiết độc đáo, tinh tế
Thông qua mắt thường ta cũng có thể thấy được vải gấm sở hữu kỹ thuật dệt tỉ mỉ vô cùng. Điều đó đòi hỏi phải có bàn tay vô cùng tỉ mỉ, chuyên nghiệp và có gu thẩm mĩ đến từ những người thợ lành nghề.
Các hoa văn trên vải gám thường là sự kết hợp chắt lọc giữa văn hóa truyền thống đan xen yếu tố hiện đại. Để đem lại những tấm vải phù hợp với từng giai đoạn và hoàn cảnh người sử dụng.
Hoa văn chi tiết độc đáo, tinh tế
5. Ưu, nhược điểm của vải gấm
5.1 Ưu điểm của vải gấm
-
So với những loại vải khác thì vải gấm được đánh giá là loại vải có độ bền cao. Vải thường giữ được nguyên vẹn màu sau nhiều lần giặt
-
Được dệt từ sợi tơ tằm hay cotton nên vải gấm khá thân thiện với môi trường. Quá trình tạo nên vải gấm cùng được làm thủ công nên không gây hại đến môi trường.
-
Chất liệu mềm mịn không gây ngứa ngáy, khó chịu khi tiếp xúc trên da
-
Hoa văn tinh xảo mang tính nghệ thuật cao rất phù hợp cho những trang phục cao cấp
-
Vải gấm có khả năng làm ấm, giữ nhiệt tốt
Ưu điểm của vải gấm
5.2 Nhược điểm của vải gấm
-
Vải gấm nhanh thấm hút nước pha mất thời gian khi phơi hơn.
-
Quá trình vệ sinh vải mất nhiều thời gian
-
Gấm dễ bị bám bẩn, khi bám bẩn khó làm sạch hơn những loại vải khác
Nhược điểm của vải gấm
6. Các loại vải gấm
6.1 Vải gấm trơn
Trong các loại gấm thì vải gấm trơn là một trong những loại gấm truyền thống nhất. Khác với những loại gấm khác, bề mặt của gấm thường trơn và không có họa tiết hay chi tiết nổi bật. Nhưng chính nó lại tạo nên sự đơn giản mà tinh tế, sang trọng cho các sản phẩm. Gấm trơn nhìn qua có thể nhầm với lụa, nhưng khi cảm nhận trên da thì lụa lại dày hơn và bề mặt không mướt như gấm.
Vải gấm trơn
6.2 Vải gấm hoa nổi
Vải gấm hoa nổi là loại vải truyền thống cao cấp có từ đời xưa. Trên bề mặt của loại vải này có những chi tiết, hoa văn được thêu mọt cách tinh xảo. Bởi đặc tính này mà các sản phẩm được làm ra bởi gấm thường đem lại sự sang trọng, cao cấp.
Vải gấm hoa nổi
6.3 Vải gấm tafta
Vải gấm tafta là loại vải được dệt bởi sợi tơ tằm nên rất mềm mịn. Hơn thế chất vải này được đánh giá cao bởi sự độ bền cao.
Vải gấm tafta có độ bóng nhất định nên mang lại sự sang chảnh và sang trọng tối đa cho sản phẩm. Chính vì vậy mà loại vai này thường được sự dụng cho những buổi tiệc hay dịp lễ đặc biệt.
Vải gấm tafta
6.4 Vải gấm xốp
Vải gấm xốp thường được tìm thấy trong những sản phẩm đầm xòe nữ tính hay những chiếc blazer hay vest thanh lịch. Nó được lựa chọn bởi sự nhẹ nhàng cùng độ co giãn tốt. Khi trải nghiệm trên da nó còn đem tới sự mềm mại, dễ chịu nên rất được phái đẹp yêu thích.
Vải gấm xốp
6.5 Vải gấm cotton
Vải gấm cotton là sự kết hợp của sợi tơ tằm và sợi cotton. Từ đó tạo nên một loại vải gấm thoáng khí, mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt. Rất thích hợp với những nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, oi bức,…
Tuy là sợi pha nhưng gấm cotton vẫn giữ được sự cao cấp, sang chảnh của mình. Cũng vì thế mà loại vải này thường xuyên được sử dụng để tạo nên những bộ đồ cao cấp dành cho mùa hạ.
6.6 Vải gấm cứng
So với những loại vải gấm khác, vải gấm cứng như tên gọi của nó có phần cứng cáp, dày dặn hơn. Vì vậy form dáng của các sản phẩm này không bị lay chuyển mấy sau nhiều lần sử dụng.
Tuy nhiên các họa tiết trên loại vải này lại thường nổi bật và sắc nét nhất. Hơn hết loại vải này làm sạch các vết bẩn cũng dễ dàng và giữ màu cũng tốt.
Vải gấm cứng
7. Vải gấm và ứng dụng
Vải gấm ngay từ đầu đã luôn góp mặt trong lĩnh vực may mặc. Từ các trang phục cao cấp, thường ngày cho đến những bộ chăn ga bối. Không phải tự nhiên mà loại vải thượng hạng này được nhiều người đánh giá cao. Rất nhiều người yêu thích sự cổ điển đan xen hiện đại mà loại vải này mang tới.
7.1 Ứng dụng vào thời trang
Vải gấm sử dụng chủ yếu trong thời trang may mặc. Nổi bật với những hoa văn, chi tiết sang trọng và nổi bật nên chất liệu này thường được sử dụng cho những bộ cánh sang trọng. Chúng thường được thấy trong những bộ áo dài, áo choàng hay những BST thời trang lấy cảm hứng từ những nét truyền thống văn hóa đời xưa.
Vải gấm thường được sử dụng để sản xuất váy, áo, đầm và áo vest cho nam giới. Với độ bóng cao và họa tiết đa dạng, vải gấm thường được sử dụng cho các bộ trang phục dự tiệc và lễ hội.
Ngoài các trang phục thời trang vải gấm còn được sử dụng để tạo nên các sản phẩm như bóp, túi xách, ví hay một số sản phẩm handmade được tự tay làm.
Ứng dụng vào thời trang
7.2 Ứng dụng vào nội thất
Không chỉ ứng dụng trong thời trang vải gấm ngày nay còn được biết đến trong việc trang trí nột thất như chăn ga, gối đệm, rèm cửa,…
Vải gấm sở hữu bề mặt mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt sẽ đem lại những giờ phút trải nghiệm tuyệt vời nhất. Không chỉ một giấc ngủ ngon mà còn đem đến không gian thể hiện sự nghệ thuật và sang trọng.
Với độ bóng cao và các họa tiết đa dạng, vải gấm có thể được sử dụng cho các bộ sofa, ghế và rèm cửa, tạo ra một không gian sống đẹp mắt và sang trọng.
Ứng dụng vào nội thất
8. Cách bảo quản và sử dụng vải gấm
- Không nên sử dụng những chất tẩy rửa quá mạnh làm ảnh hưởng đến chất lượng của vải
- Nhiệt độ nước giặt để trung bình từ 20 – 30 độ, không nên sử dụng nước lạnh quá hoặc nóng quá là co rút vải
- Khi phơi sản phẩm nên phơi ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp quá mạnh và quá nóng.
- Tips nhỏ: khi phơi bạn có thể lộn trái mặt sản phẩm để tránh ảnh hưởng đến bề mặt của vải.
- Khi ủi vải gấm, bạn nên đảm bảo sử dụng nhiệt độ thấp và sử dụng khăn ướt để bảo vệ bề mặt vải. Điều này sẽ giúp tránh làm hỏng hoa văn và giữ cho vải mềm mại.
- Khi không sử dụng, bạn nên lưu trữ vải gấm trong một bọc vải hoặc giấy bạc để bảo vệ khỏi bụi và ánh sáng mặt trời. Điều này sẽ giúp vải gấm giữ được độ bóng và tránh bị phai màu.
Cách bảo quản và sử dụng vải gấm
9. Lưu ý khi sử dụng
- Vải gấm là loại vải cao cấp vì vậy khi làm sạch cần giặt bằng tay, hoặc giặt nhẹ bằng máy giặt để vải giữ được độ bền cao
- Sau khi giặt khô đồ nên bảo quản sản phẩm ở những nơi cao để tránh ẩm mốc hay chuột bọ cắn
- Ngoài những chất liệu vải gấm có nguồn gốc từ tơ tằm nguyên tấm bạn có thểm tham thảo thêm một số loại vải gấm mang chất liệu pha với các sợi tổng hợp. Nó vẫn mang lại chất lượng cao nhưng giá thành lại phù hợp hơn
- Độ dày của vải gấm sẽ ảnh hưởng đến độ bền và đẹp của vải. Vải gấm dày hơn thường sẽ chịu được sự mài mòn và tuổi thọ cao hơn.
- Vải gấm có thể được sản xuất với độ bóng khác nhau, từ mờ đến rực rỡ. Điều này tùy thuộc vào mục đích sử dụng và sở thích của bạn. Tuy nhiên, độ bóng cao thường sẽ giúp vải gấm trông sang trọng hơn.
- Nếu bạn muốn sử dụng vải gấm cho các trang phục ngoài trời, bạn nên chọn vải có tính năng chống nước để đảm bảo vải không bị ướt khi mưa.
- Vải gấm có thể được sản xuất với nhiều màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào sở thích của bạn. Tuy nhiên, khi mua vải gấm, bạn nên chọn màu sắc phù hợp với không gian và nội thất của bạn.
- Giá cả của vải gấm thường dao động từ trung bình đến cao tùy thuộc vào chất lượng và nguồn gốc của vải. Bạn nên chọn vải gấm với giá phù hợp với ngân sách của mình và đảm bảo rằng vải có chất lượng tốt.
Lưu ý khi sử dụng
Vải gấm là một loại vải đặc biệt được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau như trang phục, nội thất và trang trí. Với đặc tính bền bỉ, độ bóng và đa dạng màu sắc, vải gấm là một lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn tạo ra một không gian sống đẹp mắt và sang trọng.
Tuy nhiên, để bảo vệ độ bền và đẹp của vải, bạn cần sử dụng và bảo quản đúng cách. Khi mua vải gấm, bạn nên chọn sản phẩm có độ dày phù hợp, tính năng chống nước nếu cần, màu sắc phù hợp và giá cả hợp lý.
Nếu bạn đang tìm kiếm vải để trang trí nhà cửa hoặc tạo ra trang phục đẹp mắt, vải gấm là một lựa chọn tuyệt vời. Với đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và độ bền, vải gấm có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều người với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý đến các yếu tố về bảo quản và sử dụng để đảm bảo rằng vải gấm sẽ giữ được độ bền và đẹp mắt trong thời gian dài.
Nếu bạn chưa biết cách chọn và sử dụng vải gấm, hãy tham khảo các thông tin và lời khuyên trong bài viết này để có thể tận dụng được tối đa các ưu điểm của vải gấm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vải gấm mà pgdxuyenmoc đã tổng kết lại. Mong rằng với bài viết này bạn đã có thêm những thông tin cần thiết về loại vài này. Cùng chờ đón những thông tin tiếp theo mà pgdxuyenmoc mang tới nhé.